Xe bán tải: Doanh số Ford Ranger gấp 6 lần Mitsubishi Triton và Isuzu D-Max cộng lại
Nếu thông tin này chính xác, smartphone trong tương lai của Xiaomi sẽ có pin vượt trội hơn so với các sản phẩm hiện tại như Galaxy S24 Ultra, OnePlus 13 và những thông tin rò rỉ về Galaxy S25 Ultra.Khi mà thị trường smartphone đang thiếu sự đổi mới, thời lượng pin vẫn là một lĩnh vực có thể cải thiện. Trong khi Galaxy S25 Ultra được cho là giữ nguyên dung lượng 5.000 mAh, các đối thủ của Samsung đang chuẩn bị tham gia cuộc đua về dung lượng pin với những con số ấn tượng và Xiaomi là một ví dụ tiêu biểu.Báo cáo của Digital Chat Station cho biết chiếc điện thoại Redmi mới của Xiaomi có điểm trừ là không hỗ trợ sạc không dây nhưng bù lại, người dùng sẽ không cần phải sạc pin thường xuyên.Mặc dù đã có những smartphone với dung lượng pin lớn hơn 7.500 mAh nhưng chúng thường cồng kềnh và không phù hợp cho việc sử dụng hằng ngày. Mẫu Redmi mới được cho là sẽ có thiết kế mỏng nhẹ hơn, không giống như những thiết bị khổng lồ với pin 10.000 mAh. Nếu so sánh, các mẫu điện thoại như Realme GT 7 Pro (6.500 mAh), OnePlus 13 (6.000 mAh) và RedMagic 10 Pro Plus (7.050 mAh) sẽ không thể cạnh tranh với dung lượng pin của Xiaomi.Digital Chat Station cũng cho biết Xiaomi không chỉ dừng lại ở pin 7.500 mAh mà còn đang nghiên cứu một mẫu điện thoại với dung lượng pin lớn hơn. Điều này có thể giúp cuộc chiến dung lượng pin smartphone ngày càng trở nên gay cấn hơn trong năm 2025, thậm chí kéo dài sang năm 2026 khi mà Samsung cũng đang nghiên cứu công nghệ pin xếp chồng để cải thiện dung lượng cho Galaxy S26 Ultra.Lợi ích của pin lớn không chỉ nằm ở thời gian sử dụng giữa các lần sạc mà còn giúp giảm thiểu việc sạc, từ đó kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Sự phát triển trong công nghệ pin chắc chắn sẽ là một chủ đề thú vị trong tương lai và những thông tin về chiếc Redmi mới đang khiến nhiều người dùng háo hức chờ đợi.Acer ra mắt laptop AI đầu tiên trên thế giới Swift Go 14
Sáng qua 6.3, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông) cùng tư vấn giám sát đã triển khai công tác cắm cọc và bàn giao cọc giải phóng mặt bằng (GPMB) đoạn qua xã Nhuận Đức, H.Củ Chi thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (Tây Ninh) giai đoạn 1. Theo đó, sau khi đo vẽ, xác định ranh mốc, phía chủ đầu tư kết hợp tư vấn giám sát và UBND xã đã mang cọc tới các vị trí để đóng cọc, khoảng cách mỗi cọc là 100 m.Đại diện chủ đầu tư cho biết từ tháng 2 đến nay, TP.HCM và Tây Ninh đang tập trung triển khai công tác cắm mốc, giao ranh trên địa bàn 2 địa phương, phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án. Trên tổng chiều dài tuyến 51 km có tổng cộng 3.029 cọc mốc sẽ được cắm và được triển khai thành 2 đợt. Trong đó, đợt 1 có 2.102 cọc trên tổng chiều dài 36,4 km (khoảng 70% khối lượng công việc) bao gồm những đoạn tuyến thẳng, không phức tạp về kỹ thuật, không liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu. Tính đến ngày 4.3 đã có 1.029/1.083 cọc trên địa bàn TP.HCM được cắm (đạt 95%) và 899/1.019 cọc trên địa bàn Tây Ninh được cắm (đạt 88%). Công tác này dự kiến hoàn thành trước 15.3. Đợt 2 có tổng cộng 927 cọc trên tuyến chiều dài 14,16 km (khoảng 30% còn lại) bao gồm những đoạn tuyến có nút giao, yếu tố kỹ thuật phức tạp, có liên quan đến công tác điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu... sẽ tiến hành trong giai đoạn từ 15 - 31.3.Các đơn vị dự kiến hoàn thành công tác kiểm đếm, đo vẽ trước 30.4, duyệt dự án bồi thường tái định cư trước 30.6 và khởi công xây dựng dự án thành phần 2 "Đầu tư xây dựng đường gom dân sinh, cầu vượt ngang đường cao tốc" (các gói thầu xây lắp dùng vốn ngân sách) vào 2.9.2025. Sau đó, khởi công xây dựng dự án thành phần 1 "Đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM - Mộc Bài giai đoạn 1" (các gói thầu xây lắp dùng vốn PPP) tháng 1.2026, hoàn thành thông xe toàn dự án vào 31.12.2027.Như vậy, đến ngày 2.9, những hạng mục đầu tiên thuộc tuyến cao tốc nối thẳng TP.HCM đi Tây Ninh sẽ chính thức được khởi công. Tuyến cao tốc này khi đưa vào khai thác không chỉ xóa thế độc đạo của QL22, gỡ nút thắt giao thương hướng Tây Bắc, mà còn góp phần đột phá phát triển cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía nam, nhất là trong bối cảnh Tây Ninh đang nổi lên như một điểm đến "hot" nhất Nam bộ.Cùng với đó, tuyến cao tốc huyết mạch đi miền Tây (TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận) cũng vừa được Bộ GTVT (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt kế hoạch khởi công ngay trong năm nay. Trong đó, đoạn TP.HCM - Trung Lương từ Chợ Đệm - Vành đai 4 hiện chỉ 4 làn xe sẽ khởi công mở rộng lên quy mô 12 làn xe, từ Vành đai 4 - Trung Lương quy mô 10 làn xe, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận mở quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.Phía đông, dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây đang được Bộ Xây dựng nghiên cứu phương án rút ngắn thời gian thực hiện, có thể áp dụng ngay các cơ chế đặc thù, đặc biệt như đã áp dụng cho một số dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 để khởi công vào cuối quý 3, cơ bản hoàn thành dự án vào tháng 12.2026. Ngoài ra, cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành cũng đã được Thủ tướng Phạm Minh Chính bấm nút khởi công ngay đầu năm mới Ất Tỵ. Hiện nay, phương tiện từ TP.HCM đi Bình Phước chủ yếu di chuyển theo QL13 với quãng đường khoảng 120 km, thường xuyên ùn tắc vì quá tải. Do đó, 57 km cao tốc TP.HCM - Chơn Thành khi đi vào hoạt động, cùng với tuyến đường nối từ Gò Dưa (TP.HCM dự kiến khởi công trong quý 3), hành trình từ TP.HCM đến Bình Phước sẽ được rút ngắn đáng kể.Trong khi các con đường huyết mạch đang khẩn trương chuẩn bị khởi công thì cao tốc Bến Lức - Long Thành cũng lần lượt được đưa vào khai thác từng đoạn trong năm nay, kết nối giao thông giữa các tỉnh miền Tây và Đông Nam bộ không phải qua trung tâm của TP.HCM.Như vậy, chỉ trong năm 2025, 5 tuyến cao tốc hướng tâm sẽ đồng loạt được thực hiện, giải "cơn khát" cao tốc kết nối TP.HCM đi các tỉnh miền Đông - Tây Nam bộ suốt gần 2 thập niên qua.Trao đổi với Thanh Niên, ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Giao thông, khẳng định 2025 là năm của những dự án giao thông mang tính kết nối liên vùng. Không chỉ 5 tuyến cao tốc hướng tâm, năm nay TP sẽ bứt tốc trên hành trình khép kín mạng lưới vành đai khi dự kiến khởi công đường Vành đai 2 (đoạn 1, đoạn 2) vào quý 3.Theo ông Phúc, Vành đai 2 mới thực sự là giấc mơ mà TP.HCM đã phải chờ đợi tới 20 năm. Trước đây, dự án còn gặp nhiều khó khăn khiến phải gián đoạn ở một số nơi, song dự án đã bắt đầu khởi động lại trong bối cảnh có nhiều thuận lợi. Cùng với đó, dự án đường Vành đai 3 đang "chạy êm" đúng như kế hoạch. Các đơn vị tiếp tục đẩy nhanh tiến độ nhằm cơ bản hoàn thành 14,7 km trên cao Vành đai 3 tại TP.Thủ Đức, sẵn sàng cho năm 2026 khi toàn bộ tuyến được đưa vào khai thác ngày 30.6.2026. Song song đó, dự án Vành đai 4 cũng đang được phấn đấu khởi công."Năm 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi TP.HCM hiện thực hóa bộ khung giao thông chiến lược. Ngoài ra, các dự án BOT cửa ngõ, cầu Cần Giờ và cầu Thủ Thiêm 4 cũng được triển khai ngay trong năm nay. Những trục giao thông quan trọng này sẽ tạo nên hệ thống kết nối giao thông đối nội và đối ngoại, thúc đẩy phát triển KT-XH của TP.HCM và khu vực lân cận", ông Lương Minh Phúc nhấn mạnh.Khẳng định tầm quan trọng của những dự án giao thông liên vùng, TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhìn nhận: Khi TP.HCM khép kín được mạng lưới đường vành đai, kết hợp với sự xuất hiện của những tuyến cao tốc như TP.HCM - Mộc Bài, TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, hay nâng công suất các tuyến cao tốc quá tải TP.HCM - Trung Lương, TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây... sẽ tác động rất lớn tới KT-XH. Hiệu quả đầu tiên là giảm chi phí logistics, giúp giá cả hàng hóa giảm, thúc đẩy KT-XH phát triển. Việc đi lại thuận lợi hơn sẽ giúp phân bố lại các khu công nghiệp, khu dân cư, mở ra cơ hội mới cho các tỉnh như Tây Ninh, Bình Phước, giảm tải cho TP.HCM, Bình Dương, cũng như thúc đẩy phát triển khu vực ĐBSCL - vựa nông sản của cả nước. Có thể thấy, lợi ích kinh tế không chỉ mở ra cho riêng TP.HCM mà còn làm sống dậy cả vùng động lực kinh tế trọng điểm phía nam."Nền kinh tế VN phụ thuộc rất nhiều vào khu vực kinh tế trọng điểm phía nam. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn hơn nhiều so với các vùng khác. Đặc biệt, TP.HCM là cực động lực quan trọng. Điểm nghẽn giao thông được tháo gỡ sẽ tạo sức bật cực mạnh cho kinh tế TP.HCM, đóng góp với mục tiêu tăng trưởng chung của cả nước giai đoạn tới", TS Dương Như Hùng nhận định. Lãnh đạo TP đã xác định phải dồn lực ưu tiên đầu tư dứt điểm các hạ tầng chính, mang tính chiến lược để giao thông thực hiện sứ mệnh đi trước mở đường, đưa TP.HCM bước vào giai đoạn phát triển mới, kỷ nguyên mới cùng với đất nước.Ông Lương Minh Phúc (Giám đốc Ban Giao thông TP.HCM)
Tay đua chủ nhà lật đổ Nguyễn Thị Thật ở giải quốc tế Thái Lan
Trong tập Chị đẹp đạp gió phát sóng tối 18.1, 3 đội: Tóc Tiên, Kiều Anh và Minh Tuyết cùng tranh tài ở vòng chung kết với hai vòng đấu khác nhau. Trước đó, ba đội lần lượt xếp vị trí 1, 2 và 3 ở vòng công diễn 5. Trong đó, chỉ có đội Minh Tuyết chưa giành được bông hoa đạp gió nào (mỗi bông hoa đạp gió ứng với 1 thành viên có cơ hội ra mắt trong nhóm nhạc Đạp gió).Ở vòng đấu kết hợp giọng hát cùng trình diễn, đội trưởng Minh Tuyết cùng Thảo Trang, Hoàng Yến Chibi thể hiện bản mashup Cảm ơn và xin lỗi - Cảm ơn tình yêu. Ca từ nhẹ nhàng, sâu lắng cùng giọng hát chất chứa nhiều cảm xúc kết hợp không gian lắng đọng và thông điệp cảm ơn - xin lỗi mà ba "chị đẹp" truyền tải khiến tiết mục chạm đến trái tim khán giả. Màn biểu diễn có sự hỗ trợ của dàn nhạc điện tử và dàn nhạc giao hưởng đồng thời có sự tham gia của dàn hợp xướng tạo nên một tiết mục trọn vẹn.Minh Tuyết xúc động gửi lời cảm ơn, xin lỗi đến khán giả, tất cả các "chị đẹp" và ê kíp vì đã giúp các chị có những phút giây thăng hoa với nghệ thuật. Giọng ca 7X hài hước tiết lộ nhờ tham gia chương trình, cô có thêm nhiều con gái là các "chị đẹp" kém tuổi và cảm thấy bản thân trẻ ra khi nắm bắt được nhiều xu hướng trẻ. Sau chương trình, cô có thêm những mối quan hệ tưởng chừng không thể kết nối.Trong khi đó, đội Tóc Tiên với các "chị đẹp" Bùi Lan Hương, Phạm Quỳnh Anh, Minh Hằng va Dương Hoàng Yến gây ấn tượng với sân khấu Một ngày hay trăm năm. Cùng sự hỗ trợ của dàn nhạc giao hưởng, các "chị đẹp" khiến sân khấu bừng sáng với giọng ca chan chứa tình yêu cùng phần nhìn được khán giả đánh giá đậm chất điện ảnh. Bùi Lan Hương chinh phục khán giả bằng những nốt cao liên tưởng đến opera và chắp bút cho phần X-part. Dương Hoàng Yến tiếp tục thử sức với nhạc cụ mới là sáo flute. Tiết mục lấy ý tưởng từ phim 100 ngày bên em đồng thời tri ân cố đạo diễn Vũ Ngọc Phượng.Còn Kiều Anh, Xuân Nghi, Tuimi và Thiều Bảo Trâm lại tái hiện không gian broadway trên sân khấu khi thể hiện phiên bản Thanh xuân vừa quen thuộc, vừa mới lạ. Họ hóa thân thành 4 thiếu nữ mộng mơ đưa khán giả đắm mình trong tình yêu, trong không gian thơ mộng của trời Tây cùng những điệu Jazz thu hút. Phần trình diễn được nâng tầm với sự kết hợp giữa dàn nhạc thính phòng cùng dàn nhạc điện tử. Đội trưởng Kiều Anh chia sẻ: "Chúng tôi có viết những phần lời mới giống như một lời hồi đáp cho các chàng trai về thanh xuân của những phụ nữ. Đây là ca khúc trả lời cho bài Thanh xuân của nhóm Da Lab".Kết thúc vòng đấu đầu tiên, đội Minh Tuyết dẫn đầu điểm bình chọn, theo sau là đội Tóc Tiên và Kiều Anh. Với kết quả này, chủ nhân hit Đã không yêu thì thôi và đồng đội thành công giành được bông hoa đạp gió đầu tiên. Nữ ca sĩ bật khóc với kết quả và khẳng định thắng thua không quan trọng vì cô đã có những phút giây hạnh phúc với đội của mình.Sang đến vòng đấu thứ hai là sân khấu vũ đạo, 3 đội lần lượt tôn vinh nét đẹp văn hóa Bắc - Trung - Nam qua loạt tiết mục sôi nổi, hấp dẫn và mang đậm nét đặc trưng vùng miền.Đội Kiều Anh, Phương Thanh, Ngọc Thanh Tâm, Tuimi, Xuân Nghi và Thiều Bảo Trâm mở màn bằng bản mashup Inh lả ơi - Đỉnh nóc kịch trần, tái hiện không gian mùa xuân Tây Bắc khác biệt với hình tượng những cô gái dân tộc Thái cá tính. Không chỉ kết hợp chất liệu dân gian với chất nhạc hip hop, vũ đạo ấn tượng mà trang phục của các "chị đẹp" còn được tạo điểm nhấn bằng họa tiết thổ cẩm rực rỡ sắc màu.Từ đề bài liên quan đến miền Bắc, cả đội đều mong muốn được thể hiện một phần trình diễn thật "cháy" để khép lại hành trình Đạp gió. Kiều Anh tiết lộ cả đội nghĩ đến việc kết hợp Inh lả ơi với một ca khúc để thêm phần bùng nổ, ca nương lập tức nghĩ đến NSND Tự Long từ đó cùng đồng đội tạo nên phần sáng tác mới lấy cảm hứng từ câu nói gây sốt của đàn anh.Ngay sau đó, Minh Tuyết, Thảo Trang, Mie, Ngọc Phước, Hoàng Yến Chibi mời khán giả đến với không khí lễ hội miền Trung qua màn trình diễn Giận mà thương - Hò Hụi Bình Trị Thiên. Không chỉ mang đến bản phối đậm sắc dân gian và hiện đại, các "chị đẹp" còn hát bằng giọng miền Trung, thể hiện vũ đạo với nhiều đội hình đẹp mắt. Cả đội cũng khéo léo quảng bá nét đẹp văn hóa miền Trung khi lễ hội có sự xuất hiện của vô số đạo cụ đến từ các làng nghề truyền thống: tranh làng Sình, làng hương Thủy Xuân, làng hoa giấy Thanh Tiên, làng đèn lồng Hội An và hội đua thuyền rồng.Để làm rõ chủ đề chung kết là Chuyển mình rực rỡ, Thảo Trang và Ngọc Phước đã hóa thân thành cá chép vượt vũ môn hóa rồng khi thể hiện vũ đạo, thể hiện tinh thần không bỏ cuộc của người dân miền Trung giữa sự tàn phá của thiên nhiên. "Chúng tôi muốn lấy tinh thần này để tôn vinh dân tộc, tôn vinh những người dân Việt Nam lúc nào cũng kiên cường, bất khuất", nữ nghệ sĩ chia sẻ. Họ cũng mong muốn tiếp nối, bảo tồn, giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc, đưa văn hóa đến gần các bạn trẻ hơn.Cuối cùng, đội Tóc Tiên, Minh Hằng, Dương Hoàng Yến, Phạm Quỳnh Anh, Bùi Lan Hương và Misthy "náo loạn" sân khấu với đám cưới đậm chất miền Tây qua tiết mục Ra giêng anh cưới em - Mùa xuân đầu tiên - Rồi cưới luôn. Tạo hình gần gũi, ấn tượng, không khí sôi động và vũ đạo hài hước, bắt xu hướng, 6 "chị đẹp" cùng nét tinh nghịch của phụ nữ miền Nam đã làm tất cả mọi người phải đứng lên nhún nhảy.Mình Hằng khẳng định tiết mục này đã phá tan hình tượng họ xây dựng suốt 4 tháng qua. Còn Bùi Lan Hương mong muốn mang lại một phần trình diễn đậm màu sắc miền Nam nên đã quyết định kết nối 5 ca khúc liên tiếp và nhờ Phạm Quỳnh Anh, Hứa Kim Tuyền hỗ trợ. Cô cũng hào hứng khi xuất thân từ miền Bắc nhưng đã thành công "xào nấu" phần nhạc đậm chất miền Nam.Vòng đấu thứ hai khép lại với chiến thắng của đội Tóc Tiên, đội Minh Tuyết giành vị trí thứ hai và đội Kiều Anh đứng chót. Hai đội giành số điểm bình chọn cao hơn đều lần lượt nhận 1 bông hoa đạp gió. Kết thúc đêm chung kết, đội Tóc Tiên có 3 bông hoa đạp gió, đội Minh Tuyết thành công "lội ngược dòng" giành trọn 2 bông hoa đạp gió nhờ màn thể hiện xuất sắc trong chung kết trong khi đội Kiều Anh "trắng tay" ở chung kết và vẫn chỉ có 1 bông hoa đạp gió.Kết quả chung cuộc cùng đội hình của nhóm nhạc Đạp gió sẽ được công bố trong tập gala trao giải dự kiến lên sóng vào tuần sau.
"Có một số cuộn giấy, nhiều mảnh gốm và một bản đồ cổ. Chúng trông cũ kỹ và có giá trị", đặc vụ Geoffrey J.Kelly, chuyên về tội phạm nghệ thuật của FBI Boston và là thành viên của Đội tội phạm nghệ thuật FBI, cho biết.
Ngân hàng đã cho vay lĩnh vực bất động sản bao nhiêu?
Chuyên gia Clarissa cho biết: Một số thực phẩm được xem là thuốc 'tăng cường sức mạnh nam giới', bao gồm hàu, sô cô la, quả sung, dưa hấu, chuối, bơ, ớt, hạt dẻ cười và mật ong.